Bộ Tư pháp lên tiếng về “độc quyền” kinh doanh vàng miếng

Thứ năm - 09/05/2013 07:44
(Dân trí) - Bộ Tư pháp vừa có văn bản phúc đáp ý kiến thắc mắc củađại biểu Quốc hội về việc Ngân hàng Nhà nước giao cho Công ty SJC gia công vàng miếng và khẳng định quyết định này “có cơ sở pháp lý, đúng quy định”.

Ngân hàng Nhà nước: Không còn tình trạng sóng vàng.
Ngân hàng Nhà nước: "Không còn tình trạng sóng vàng".

Theo kiến nghị của đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội gửi đến Bộ Tư pháp, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ không quy định cụ thể giao cho công ty nào sản xuất kinh doanh vàng miếng. Trong khi đó, Quyết định số 1623/QĐ-NHNN ngày 23/8/2012 của Ngân hàng Nhà nước về tổ chức và quản lý vàng miếng lại giao cho công ty SJC sản xuất kinh doanh vàng miếng.

Do đó, đại biểu đặt câu hỏi: “Việc ban hành Quyết định này gây bức xúc trong dư luận, các doanh nghiệp và nhiều đại biểu Quốc hội. Với việc ban hành Quyết định này, Ngân hàng Nhà nước có dấu hiệu vi phạm Hiến pháp và pháp luật hay không?”.

Trả lời thắc mắc của đại biểu, theo khẳng định của Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1623/QĐ-NHNN là có cơ sở pháp lý.

Theo Bộ Tư pháp, tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng khẳng định rõ một trong những nguyên tắc về quản lý hoạt động kinh doanh vàng là: “Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng”. Đồng thời, tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định này cũng quy định: “Ngân hàng Nhà nước tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất, phương thức thực hiện sản xuất trong từng thời kỳ”.

Để thực hiện nhiệm vụ này, ngày 23/8/2012, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1623/QĐ-NHNN về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó có quy định “Ngân hàng Nhà nước giao Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý Sài gòn - SJC gia công vàng miếng theo các quy định tại Quyết định này”.

Được biết, Công ty SJC là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM, trong trường hợp cần thiết chuyển đổi quyền quản lý và sở hữu sẽ đơn giản, tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước so với việc cơ quan này thành lập một doanh nghiệp mới để thực hiện hoạt động này.

Mặc khác, vàng miếng là loại hàng hóa đặc biệt, liên quan đến dự trữ ngoại hối của Nhà nước, có tác động rất lớn đến việc quản lý, điều hành chính sách tiền tệ, do đó, cần phải được quản lý một cách chặt chẽ.

Cũng liên quan đến vấn đề này, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho hay: Mặc dù giá vàng trong nước vẫn còn cao hơn so với thị trường thế giới nhưng đã đi vào ổn định, không còn xuất hiện tình trạng “sóng vàng”, đẩy lùi tình trạng liên kết để làm giá, đầu cơ trên thị trường; khắc phục tình trạng gom giữ ngoại tệ để mua vàng, kiểm soát được tỷ giá một cách ổn định, tạo điều kiện để đưa thị trường vàng đi vào khuôn khổ.

Do đó, cơ quan này khẳng định, việc Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định số 1623/QĐ-NHNN là có cơ sở pháp lý, đúng quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về thẩm quyền tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng.

An Hạ

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập101
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay20,219
  • Tháng hiện tại522,418
  • Tổng lượt truy cập100,204,493
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây