2/3 số vụ rò rỉ thông tin xảy ra trên máy chủ

Thứ ba - 26/11/2013 00:55
Máy chủ là thiết bị đầu cuối đặc biệt quan trọng cần được bảo vệ bởi nó không chỉ giữ vai trò cốt yếu trong việc duy trì tính sẵn sàng cho ứng dụng và thông tin mà đáng chú ý là hơn 2/3 số lượng các vụ rò rỉ thông tin đều xảy ra trên máy chủ.
2/3 số vụ rò rỉ thông tin xảy ra trên máy chủ

Máy chủ là thiết bị đầu cuối đặc biệt quan trọng cần được bảo vệ bởi nó không chỉ giữ vai trò cốt yếu trong việc duy trì tính sẵn sàng cho ứng dụng và thông tin mà đáng chú ý là hơn 2/3 số lượng các vụ rò rỉ thông tin đều xảy ra trên máy chủ.

Theo ông Raymond Goh, Giám đốc cấp cao Symantec phụ trách mảng Thiết kế hệ thống và Liên minh đối tác, khu vực Nam Á, lĩnh vực sản xuất đang trải qua một cuộc cách mạng khi các hệ thống lỗi thời dần được thay thế bởi những công nghệ tích hợp cho phép phối hợp các hoạt động hiệu quả hơn. Cùng với cuộc cách mạng này, các mối đe dọa bảo mật cũng phát triển nhanh chóng mặt.

2/3 số vụ rò rỉ thông tin xảy ra trên máy chủ
Doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng tới việc bảo đảm an toàn an ninh cho
máy chủ bởi thiết bị này thường là đích ngắm đầu tiên trong các "cuộc chiến" về bảo mật.

Giờ đây, thông tin được lưu trữ và truy nhập tại nhiều điểm khác nhau hơn trước đây. Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ thường đặt thông tin ở nhiều nơi khác nhau - từ máy để bàn, máy chủ, đám mây, máy ảo tới các thiết bị di động. Trong đó, máy chủ là những thiết bị đầu cuối đặc biệt quan trọng cần được bảo vệ bởi vì chúng không chỉ đóng vai trò cốt yếu trong việc duy trì tính sẵn sàng cho ứng dụng và thông tin mà hơn 2/3 số lượng các vụ rò rỉ thông tin đều xảy ra trên máy chủ.

Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nhiều giải pháp bảo mật khác nhau. Bên cạnh việc tạo ra sự phức tạp không cần thiết trong hệ thống CNTT, các giải pháp này còn khiến phát sinh thêm những chi phí thừa. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ tài nguyên là đơn giản hóa tối thiểu số lượng các giải pháp, triển khai công cụ toàn diện hơn cho phép bảo vệ nhiều lớp.

Các doanh nghiệp đang muốn nâng cấp hoặc hợp nhất các giải pháp bảo mật thiết bị đầu cuối có sẵn có thể lựa chọn giải pháp phần mềm bảo mật tại doanh nghiệp (on-site) hoặc một giải pháp trên nền điện toán đám mây. Riêng với các doanh nghiệp sản xuất nhỏ thì nên ứng dụng phương thức bảo mật đa lớp (multi-layered), không chỉ tập trung vào bảo vệ các thiết bị vật lý mà cả thông tin nữa (thông tin có thể chiếm tới 40% giá trị của một doanh nghiệp, theo Khảo sát hiện trạng thông tin năm 2012 của Symantec).

Tác giả: Theo ICTNews

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập155
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm153
  • Hôm nay19,582
  • Tháng hiện tại297,446
  • Tổng lượt truy cập94,644,099
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây